
Sau nâng ngực, chị em phụ nữ có thể mang thai và cho con bú hoàn toàn bình thường. Vì khi phẫu thuật nâng ngực đặt túi, bác sĩ sẽ không làm ảnh hưởng đến ống tuyến sữa. Túi ngực lúc này sẽ được đặt ở giữa lớp cơ ngực. Do đó, bạn hãy chú […]
Sau nâng ngực, chị em phụ nữ có thể mang thai và cho con bú hoàn toàn bình thường. Vì khi phẫu thuật nâng ngực đặt túi, bác sĩ sẽ không làm ảnh hưởng đến ống tuyến sữa. Túi ngực lúc này sẽ được đặt ở giữa lớp cơ ngực. Do đó, bạn hãy chú ý tới chế độ dinh dưỡng khi mang thai, mát xa ngực để tiết sữa nhiều hơn , nên cho bé bú cả 2 bên và duy trì mặc áo ngực trong thời gian cho con bú.
Mục lục
Cấu tạo tuyến sữa gồm nhiều ống đơn tập trung về đầu ti, do đó phẫu thuật nâng ngực không ảnh hưởng đến những ống tuyến sữa này, sau nâng ngực có thể cho con bú bình thường.
Thực tế, cấu tạo tuyến sữa gồm nhiều ống đơn tập trung về đầu ti nên phẫu thuật nâng ngực không làm ảnh hưởng đến những ống tuyến sữa này, bạn có thể cho con bú hoàn toàn bình thường.
Đối với chị em chưa từng sinh nở thì nâng ngực với đường mổ theo đường nách là giải pháp hoàn hảo được nhiều chuyên gia, bác sĩ thẩm mỹ lựa chọn bởi nó bảo toàn được thiên chức làm mẹ của phụ nữ.
Bác sĩ sẽ mở một đường nhỏ tại nếp gấp nách, tạo khoang dưới cơ và thực hiện đưa túi ngực vào mà không hề đè nén hay xâm lấn đến các tuyến sữa.
Bên cạnh đó, việc nâng ngực khiến vòng 1 trở nên căng tròn đầy hơn. Chính điều này kích thích tiết sữa tốt hơn là trạng thái ngực xẹp lép.
Trường hợp chị em không có nhu cầu sinh con hoặc cho con bú sau nâng ngực, bác sĩ có thể tư vấn làm đường quầng vú hoặc nếp lằn vú. Với 2 đường phẫu thuật này sẽ giúp tạo khoang nhanh chóng hơn, tuy nhiên lại bị ảnh hưởng ít nhiều đến tuyến sữa.
Do đó, để đáp ứng đúng nguyện vọng của mình, bạn hay đến bác sĩ tư vấn trước để lựa chọn phương pháp nâng ngực thích ngực thích hợp nhé.
Sau nâng ngực bạn vẫn có thể mang thai và cho con bú bình thường. Tuy nhiên, việc lựa chọn thời điểm nào là cực kỳ quan trọng, chị em cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định mang thai.
Thời điểm thích hợp nhất có thể mang thai là sau 1 tháng nâng ngực. Lúc này, vòng 1 của bạn đã hoàn toàn hồi phục, túi độn cũng tương thích với các mô tuyến vú. Lúc này, sức khỏe cũng ở trong trạng thái tốt nhất, cực kì phù hợp cho việc mang bầu và sinh nở.
Việc mang thai quá sớm sau nâng ngực là cực kỳ nguy hiểm, điều này không những ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu bạn mang thai quá sớm, túi độn vẫn chưa tương thích với cơ thể, vết thương vãn chưa hồi phục hoàn toàn thì đây sẽ là nguyên nhân làm gia tăng biến chứng co thắt bao xơ. Bên cạnh đó, vì những xâm lấn và tổn thương vùng ngực do phẫu thuật còn chưa ổn định, quá trình mang thai sẽ khiến tuyến sữa hoạt động mạnh hơn và có thể gây ra nhiễm trùng.
Để hạn chế tình trạng ngực bị chảy xệ sau nâng ngực, chị em cũng cần chú ý đến cách cho trẻ bú để bảo toàn bầu ngực căng đầy, tránh làm ngực bị xuống cấp không như mong muốn. Dưới đây là một số lưu ý chị em nên áp dụng trong suốt quá trình mang thai và cho con bú.
Hiện nay, chế độ dinh dưỡng khi mang bầu vô cùng quan trọng. Đặc biệt, với những ai đã từng nâng ngực thì việc này càng quan trọng hơn. Nếu vòng 1 tích mỡ nhiều thì khả năng bị xệ sau sinh là rất lớn.
Vậy nên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và tìm kiếm những chế độ ăn lành mạnh nhất. Ưu tiên những thực phẩm bổ dưỡng cho thai nhi và hạn chế những đồ ăn gây tích mỡ.
Thời gian đầu từ 1 – 5 ngày đầu mới sinh, ngực chưa tiết sữa là điều hết sức bình thường kể cả đối với phụ nữ không nâng ngực. Lúc này, chị em đừng lo lắng quá, hãy chăm chỉ matxa để kích thích tuyến sữa. Việc làm này không những giúp cho em bé có sữa bú mà còn hỗ trợ giảm căng tức vùng ngực.
Ngay cả khi bầu ngực đã có sữa, chị em hãy duy trì thói quen mát – xa nhẹ nhàng mỗi ngày để duy trì lượng sữa ổn định cho bé.
Rất nhiều chị em sẽ có thói quen cho con bú tập trung tại bên vú tiết nhiều sữa. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn không tốt và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến dáng ngực sau này. Nếu một bên ngực tiết sữa ít, chị em vẫn cần cho trẻ bú và đổi bên ít nhất 2-3 lần. Chính quá trình ti sữa của trẻ sẽ kích thích tiết sữa nhiều hơn.
Để bé có thể bú mẹ tốt nhất, các mẹ cần nâng cao tay để miệng bé tiếp xúc với đầu ngực. Tuy nhiên, nếu giữ tư thế này lâu rất dễ mỏi. Nhiều mẹ thường hạ tay xuống chạm đùi, điều này lại tác động đến lưng và khiến bầu ngực bị xệ.
Để đảm bảo bé có thể bú sữa mẹ một cách tốt nhất, mẹ cần nâng cao tay để miệng bé tiếp xúc gần với đầu ngực.Tuy nhiên, nếu giữ tư thế này lâu rất dễ mỏi, chị em hãy kê thêm một chiếc gối kê tay khi cho con bú. Điều này vừa giúp mẹ thoải mái lại vừa hỗ trợ bảo toàn dáng ngực.
Thói quen thả rông không mặc áo ngực trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ để bầu ngực được thoải mái nhất thường gặp ở rất nhiều chị em. Tuy nhiên, thói quen này vô tình làm cho vòng 1 bị xuống cấp nhanh hơn.
Để duy trì núi đôi được căng tròn, bạn nên sử dụng áo lót mỏng, không gọng giúp ngực được bảo vệ hoàn toàn, tránh xô lệch và chảy xệ.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nâng ngực cho con bú được không và sau nâng ngực bao lâu có thể mang thai được. Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline 091 209 2666 hoặc đăng ký lịch trực tuyến để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
CÙNG ÊKIP BÁC SĨ DAVINCI KIỂM SOÁT CHUYÊN MÔN
BỞI BS TRẦN SINH LỤC
Hoặc